Thứ năm, Ngày 2 Tháng 5 Năm 2024

Giảm nghèo, bảo trợ xã hội

Gửi Email In trang Lưu
Tươi sáng "bức tranh" giảm nghèo - Kỳ cuối: Định hướng trong giai đoạn mới

05/11/2020 10:24

BHG - Nghị quyết 88/2019/QH14 ngày 18.11.2019 của Quốc hội Phê duyệt Đề án tổng thể phát triển KT – XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, với mục tiêu đến năm 2025 thu nhập bình quân của người dân tộc thiểu số tăng gấp 2 lần so với năm 2020; tỷ lệ hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số hàng năm giảm trên 3%... Do vậy, công tác giảm nghèo tiếp tục là nhiệm vụ trọng tâm của cấp ủy, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh nhà trong giai đoạn tiếp theo.

Người dân tìm hiểu thông tin tuyển dụng lao động tại Hội chợ việc làm huyện Yên Minh năm 2020. Ảnh: CTV

 Một trong năm chương trình trọng tâm Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII đề ra là: Thực hiện tốt chính sách xã hội, giảm nghèo nhanh, bền vững, chăm lo đời sống nhân dân. Huy động các nguồn lực xã hội góp phần thực hiện công tác an sinh xã hội, xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, đảm bảo không để ai bị bỏ lại phía sau. Nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách xã hội, tỷ lệ người dân tham gia Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, củng cố hệ thống cơ sở bảo trợ xã hội. Tăng cường đào tạo nghề, giải quyết việc làm, tích cực tham gia thị trường lao động trong nước và xuất khẩu. Mục tiêu tỷ lệ hộ nghèo duy trì mức giảm 4%/năm.

Hiện nay, Bộ Lao động - TBXH đang trình Chính phủ dự thảo chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2021 - 2025. Do vậy, giai đoạn này tỉnh ta tiếp tục thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững theo cách tiếp cận đa chiều; hạn chế thấp nhất tình trạng tái nghèo. Các hộ thoát nghèo, ngoài đạt được chuẩn thu nhập theo quy định của Chính phủ, phải được tiếp cận đầy đủ các dịch vụ xã hội cơ bản, gồm các chỉ số về: Dinh dưỡng; Bảo hiểm y tế; trình độ giáo dục - đào tạo của người lớn; tình trạng đi học đúng độ tuổi, cấp học của trẻ em; chất lượng nhà ở; diện tích nhà ở bình quân đầu người; nguồn nước an toàn; nhà tiêu hợp vệ sinh; việc làm gắn với thu nhập, tham gia Bảo hiểm xã hội; người phụ thuộc không có khả năng lao động; cải thiện sinh kế và nâng cao chất lượng cuộc sống; bảo đảm thu nhập bình quân đầu người của hộ nghèo tăng lên 2 lần so cuối năm 2020.

Thực tế cho thấy, bên cạnh kết quả đạt được, công tác giảm nghèo trên địa bàn tỉnh gặp không ít khó khăn, thách thức: Nguồn lực hạn chế trong khi nhu cầu vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng rất lớn; công tác phân bổ và giải ngân nguồn vốn Chương trình MTQG ở một số địa phương chậm, ảnh hưởng đến việc thực hiện các mục tiêu đề ra hàng năm; việc cho vay sản xuất, kinh doanh chưa gắn với chuyển giao khoa học kỹ thuật và kết nối thị trường; các mô hình giảm nghèo manh mún; một bộ phận người nghèo còn tư tưởng trông chờ ỷ lại; hộ nghèo giảm nhanh nhưng số hộ nghèo mới phát sinh còn cao.

Theo Chánh Văn phòng Điều phối Chương trình MTQG xây dựng NTM Đỗ Tấn Sơn: Tỷ lệ hộ nghèo là tiêu chí khó trong xây dựng NTM khi tỉnh ta còn nhiều khó khăn, nguồn thu ngân sách hạn hẹp, đời sống của nhân dân vẫn ở mức thấp so với bình quân chung cả nước. Trong giai đoạn mới, bên cạnh lồng ghép các nguồn lực, công tác giảm nghèo phải gắn với xây dựng NTM để nâng cao các chỉ số tiếp cận nghèo đa chiều; tiếp tục triển khai hiệu quả Đề án Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp và Chương trình OCOP để giúp người dân phát huy thế mạnh địa phương, phát triển kinh tế theo hướng hàng hóa, tiếp cận thị trường, tăng thu nhập, giảm nghèo bền vững.

Phó Giám đốc Sở Lao động - TBXH Phạm Ngọc Dũng, cho biết: “Trên cơ sở quy định, hướng dẫn của T.Ư và các nguồn lực được phân bổ, tỉnh tiếp tục thực hiện đồng bộ, hiệu quả Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững. Trong đó, tập trung đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng thiết yếu các huyện nghèo, xã nghèo gắn với xây dựng NTM; chú trọng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, bảo vệ và phát triển rừng, nhân rộng mô hình giảm nghèo, liên kết sản xuất, thành lập các hợp tác xã, tổ hợp tác gắn với thị trường tiêu thụ; thúc đẩy chương trình khởi nghiệp; phát triển mạnh các ngành, lĩnh vực kinh tế tạo ra nhiều việc làm tại chỗ cho người lao động; đặc biệt là đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm, đưa lao động đi làm việc ngoại tỉnh và xuất khẩu để nâng cao thu nhập; thực hiện hiệu quả các chính sách về giáo dục, y tế, nhà ở, nước sạch, vệ sinh môi trường, thông tin giúp người nghèo tiếp cận đầy đủ các dịch vụ xã hội cơ bản; đổi mới truyền thông về giảm nghèo nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, ngành và khơi dậy ý chí chủ động, khát vọng vươn lên của người nghèo”.

BIỆN LUÂN

Nguồn: baohagiang.vn

Tin khác

Tươi sáng "bức tranh" giảm nghèo: Kỳ 2 - "Quả ngọt" giảm nghèo (05/11/2020 10:04)

Trung tâm Công tác xã hội Hà Giang tổ chức truyền thông về giáo dục giới tính cho các đối tượng tuổi vị thành niên (05/11/2020 09:40)

Tươi sáng "bức tranh" giảm nghèo - Kỳ 1: "Chung tay vì người nghèo, không để ai bị bỏ lại phía sau" (03/11/2020 14:44)

Phương án rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ gia đình làm nông lâm ngư nghiệp có mức sông trung bình cuối năm 2020 trên địa bàn tỉnh Hà Giang (30/10/2020 15:09)

Trên 62.000 chiếc bánh chưng gù Hà Giang đến với bà con vùng lũ miền Trung (26/10/2020 16:31)

Tỉnh Hà Giang ủng hộ đồng bào vùng lũ Hà Tĩnh (26/10/2020 07:54)

Hà Giang gấp rút gói bánh chưng gù gửi tặng đồng bào vùng lũ miền Trung (23/10/2020 19:11)

Đoàn công tác Đại sứ quán Nhật Bản và JICA Việt Nam làm việc tại Trung tâm Công tác xã hội Hà Giang (22/10/2020 07:58)

Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Hà Giang tổ chức tọa đàm kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam (21/10/2020 07:23)

Giao lưu thể thao chào mừng ngày thành lập Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam 20/10/2020 (20/10/2020 07:53)

xem tiếp